Điều đầu tiên ta cần biết là tại sao thiết kế bếp một chiều?
I. Mục đích:
– Đảm bảo vấn đề về vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo (lây nhiễm vi khuẩn, chất bẩn từ thực phẩm tươi sang thực phẩm chín, hay chất bẩn từ khâu vệ sinh qua khâu nấu nướng).
II. Để hiểu rõ hơn bạn tham thảo sự phân chia khu vực trong bếp ăn một chiều như sau:
Nguyên lý bếp một chiều cho trường mầm non
1. Phụ bếp, đầu bếp phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi vào bếp, nếu có nhân viên nào bị bệnh thì không nên vào khu bếp.
2. Có khu vực riêng để hàng trước khi đưa vào bếp, tránh việc nhân viên giao hàng đi vào bếp.
3. Hàng thực phẩm tươi sống phải được phân loại và sơ chế theo từng khu vực riêng (rau, củ, thịt, cá…). Các thùng rác trong khu sơ chế phải có nắp đậy, bao đựng rác phải được thay mới ít nhất 2 lần trong ca theo giờ qui định (dù chưa đầy rác).
4. Thực phẩm sau khi sơ chế được bao gói, dán nhãn, kí hiệu ngày tháng nhập hàng trước khi đưa vào lưu trữ theo từng khu vực riêng biệt để tiện theo dõi và điều chỉnh việc nấu nướng và sử dụng thực phẩm cho phù hợp.
5. Khu chế biến phải khô ráo, tách biệt khỏi khu sơ chế và được trang bị quạt hút khói, mùi. Khi chế biến phải sử dụng bao tay và bộ dụng cụ riêng cho thực phẩm chín, sống.
6. Khu trữ thực phẩm chờ chế biến, khu vực này nên gần khu nấu.
7. Khu vực ra thực phẩm, món ăn: Nên gần khu phục vụ, để dễ dàng trong việc phục vụ, thuận tiện phân chia thực phẩm.
8. Khu chế biến salad, tráng miệng có nhiệt độ thoáng mát, nằm cách biệt khu chế biến.
9. Khu vực vệ sinh dụng cụ ăn uống (steward) phải có vách ngăn và cách biệt với bếp. Rác được phân loại và đổ thường xuyên.
Hiện nay, ở Việt Nam thiết kế bếp ăn theo nguyên lý một chiều thường áp dụng cho các trường mầm non, trường học bán trú phục vụ đông học sinh, sinh viên…
Quy trình thực hiện:
1. Thực phẩm được nhập từ sáng sớm sau khu rửa sẽ được trữ vào các tủ lạnh bảo quản & giá ở khu kho tùy theo loại thực phẩm.
Khu rửa bếp ăn một chiều
2. Trước khi nấu, Thực phẩm được lấy ra sơ chế ở khu sơ chế.
Khu sơ chế bếp ăn một chiều
3. Sau khi sơ chế, thực phẩm được trữ vào các bàn lạnh ở khu nấu để chuẩn bị nấu hoặc lưu trữ ở khu lạnh.
Khu nấu bếp ăn một chiều
4. Các món nguội như rau, salad được chế biến ở khu bếp nguội.
5. Thực phẩm nấu xong sẽ được bày biện và sẵn sàng bưng ra cho khách ở khu pick-up.
6. Món ăn sau khi phục vụ sẽ được đưa vào khu rửa.
Cơ bản về bếp ăn một chiều thiết bị đa phần yêu cầu dùng inox để đảm bảo vệ sinh an toàn thục phẩm và được phân chia như sau :
a. Khu tiếp nhận nguyên liệu cho nhà bếp : Khi thực phẩm tươi như rau, củ, quả, thịt, cá, xương, gà, vịt, ngan, ngỗng… được chuyển đến cho nhà bếp, các nguyên liệu được kiểm tra về số lượng, chất lượng, độ tươi, sạch… khi đó khu tiếp nhận, người tiếp nhận cần thiết bị cơ bản như : cân ( kiểm tra lại trọng lượng ), giá kệ inox ( lưu tạm thục phẩm sau khi kiểm tra ), chậu rửa inox để vệ sinh sơ bộ…
b. Khu sơ chế rửa thô thực phẩm : Sau khi tiếp nhận nguyên liệu cho nhà bếp công nghiệp inox, một quy trình không thể thiếu là rau, củ, quả, thịt, cá, phải được vệ sinh, phân loại sơ bộ. Đối với thực phẩm nguyên con như cá, gà, vịt, ngan, ngỗng, trâu, bò… thì ta phải sử lý sơ về mổ sẻ, hoặc vệ sinh trước khi được chuyển vào các khu vực tiếp theo, trước khi cho vào khu kho đông lạnh …khu lưu trữ…
Thiết bị cần trong khu vực này là : giá kệ, bàn inox, bàn chậu đôi, chậu đơn, giá thanh, giá phẳng inox, giá treo, dao, thớt, chậu….
7. Khu chế biến tẩm ướt : sau khi sơ chế sơ bộ nguyên liệu. Tiếp theo nguyên liệu được chuyển tới khu chế biến tinh, ở đây các đầu bếp tiến hành tiếp nhận thực phẩm từ kho lưu trữ hoặc các khu khác để tiến hành chế biến, tẩm ướt thực phẩm, sử lý thực phẩm nguyên liệu cho từng món ăn đặc trưng.
8. Khu Nấu nướng nguyên liệu : khu này tập trung chủ yếu thiết bị nấu chính như : bếp xào inox công suất cao, bếp Gas công suất cao dạng thấp hoặc dạng cao, bếp Gas âu, chiên nhúng, rán phẳng, chiên nhám… bếp hầm inox, lò nướng, salamander, tủ cơm, giữ nóng…..chup thông hút gió khử hút mùi, hút nhiệt, giảm mùi giảm nóng cho khu bếp công nghiệp inox…
9. Khu chia soạn đồ ăn : Sau khi nấu xong các món, thức ăn sẽ được chuyển đến khu soạn chia, khu phân loạị, chia đồ ăn ra khay đĩa…..và chuyển đi.
10. Khu bảo quản, vận chuyển, nhà ăn, khu ăn uống..
11. Khu vực kho: gồm kho khô, kho ướt, kho đông, kho mát…
12. Khu vực bảo hộ lao động.
13. Khu thay quần áo, rửa tay.
14. Khu vệ sinh…
Kitchencare chuyên thi công hệ thống hút khói, khử mùi bếp nhà hàng, bếp công nghiệp. Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực thi công chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn một hệ thống phù hợp nhất với công suất khu bếp của bạn, và giá cả phù hợp nhất.